Nguyên tắc mua đồ chơi cho trẻ mầm non, bé dưới 1 tuổi

Đồ chơi cho bé là những món đồ đồng hành cũng bé trong từng giai đoạn không chỉ có công dụng giải trí mà còn đóng vai trò giúp bé phát triển toàn diện qua từng giai đoạn khác nhau. Hiện nay có rất nhiều loại đồ chơi được sản xuất với nhiều kiểu dáng đa dạng và giá thành khác nhau cũng như có nhiều trang web sẽ giới thiệu cho các mẹ một loạt đồ chơi đẹp cao cấp khiến bạn phân vân. Bài viết này sẽ chia sẻ với các mẹ về kinh nghiệm mua đồ chơi cho bé phù hợp qua từng giai đoạn phát triển cũng như biết được các bé sẽ thích và không thích những gì.

Những điều cần lưu ý khi mua đồ chơi cho bé.

Cách chơi đồ chơi như thế nào quan trọng hơn món đồ chơi có kiểu dáng, màu sắc ra sao. Đồ chơi cao cấp đẹp mắt thì nhưng chỉ có một cách chơi duy nhất, đồ chơi đơn giản nhưng lại có vô số cách chơi, đồ chơi có kích thước lớn thì lại chiếm quá nhiều không gian, kích thước nhỏ thì lại sợ bé cho vào miệng và gặp nguy hiểm.

Bạn hãy chọn những đồ chơi mô phỏng các vật dụng cần thiết hàng ngày hoặc các dụng cụ hàng ngày trên cơ sở cân nhắc mức độ an toàn của bé sẽ phù hợp hơn các loại đồ chơi khác.

Đồ chơi là để mang lại hạnh phúc cho trẻ em. Đừng luôn nghĩ về những kỹ năng hoặc kiến ​​thức có thể học được thông qua đồ chơi và đừng quá thực dụng.

Bạn nên mua thêm sách tranh (dành cho bé nhỏ, bé lớn thì mua sách), sách tranh đáng đầu tư hơn đồ chơi.

Trường hợp 1: Ba mẹ mua rất nhiều đồ chơi mà họ cho rằng trông đẹp mắt và đồ chơi đó được quảng cáo là cho phép bé học tiếng Anh, các con số,…(thường bao gồm các loại đồ chơi điện tử và bàn học điện tử,…). Ba mẹ thường ném đồ chơi cho con mong để con tự chơi và trong thời gian này ba mẹ có thể ngồi với chiếc điện thoại di động, máy tính hoặc làm việc nhà,…

Trường hợp 2: Trong điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ, trẻ không bị hạn chế chơi với đất, cỏ, nước, đồ dùng hàng ngày hay lục lọi những món đồ trong hộp, tủ, hãy để trẻ tự quyết định chơi gì và chơi như thế nào. Luôn chú ý đến trẻ, đồng hành cùng trẻ và đáp ứng kịp thời khi bé yêu cầu giúp đỡ và hướng dẫn bé chơi một cách hợp lý.

Thứ tự ưu tiên mua đồ chơi cho bé.

1. Các vật thể tự nhiên (cỏ, cát, đất, nước, côn trùng,…)

2. Đồ dùng và dụng cụ cần thiết hàng ngày.

3. Đồ chơi mô phỏng được thiết kế tốt (các công cụ mô phỏng đã được xử lý an toàn, chẳng hạn như dao làm bếp, tua vít, xô, xẻng, kéo an toàn cho trẻ em,…)

4. Đồ chơi truyền thống (bóng, khối rubik, khối xây dựng, cờ vua, cầu trượt, cối xay gió,…).

5. Đồ chơi giáo dục (tháp bi không âm và quang điện, phân loại hình dạng, cuộn dây hạt,…).

6. Đồ chơi phát ra âm thanh và ánh sáng.

Cách chọn đồ chơi cho bé theo độ tuổi.

0-6 tháng.

Thực tế, bạn chỉ cần mua hai loại đồ chơi cho bé trong sáu tháng đầu tiên là lục lạc cộng với một bảng nhỏ treo tường.

Một số tiêu chí để lựa chọn:

  • Dễ dàng cầm nắm (tay cầm mỏng, tổng thể nhỏ hơn và nhẹ hơn).
  • Không quá cứng (bé có thể dễ dàng sử dụng dù có vô ý đập vào người cũng sẽ không gây đau).
  • Màu sắc tươi sáng, dễ thương.
  • Đảm bảo an toàn cho bé.
  • Có thể tập cầm đồ vật thay thế nhau bằng cả hai tay.

Nên chọn những loại lục lạc có âm thanh dễ nghe, kiểu dáng dễ cầm nắm, màu sắc tươi sáng và dễ thương.

Một số điều được khuyến nghị:

  • Đưa bé đi chơi công viên khi thời tiết ôn hòa (các bé sơ sinh lưu ý không tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Giáo dục Montessori khuyến nghị các bé sơ sinh nên ở trong môi trường ấm áp,yên tĩnh).
  • Thường xuyên cho bé tắm trong bồn tắm.
  • Đặt trẻ nằm sấp nhiều hơn. Khi bé đang nằm sấp, hãy sử dụng thêm một chút lục lạc để thu hút bé, để có thể kéo dài thời gian tập nằm sấp cho bé. Nếu em không thích nằm sấp, đừng cố gắng ép bé nằm nhiều.
  • Trong khi nằm, hãy tập cho bé cầm lục lạc hoặc đặt hai lục lạc lớn trên chân để trẻ nghịch và đá vào chân bên kia. Về bài tập này, nhiều mẹ sẽ mua nhiều đồ chơi nhưng thực sự là không cần thiết.
  • Kích thích thị giác cho bé bằng cách treo lục lạc ở đầu giường, rung nhẹ để âm thanh càng nhỏ càng tốt. Sắp xếp một số biểu đồ treo tường màu đen và trắng cùng những họa tiết màu sắc khác nhau xung quanh để thử xem bé thích loại đồ họa nào. Bé sẽ bậc cười với những đồ họa mà bé yêu thích.

6-12 tháng.

Địu em bé

Chọn mua những món đồ cần thiết cho bé khi ra ngoài chẳng hạn như đai địu em bé, thảm trải sàn ngoài trời. Đây không phải là một món đồ chơi, mà là một đồ dùng cần có cho bé khi ra ngoài chơi. Thực ra cá nhân mình cảm thấy đai địu em bé tốt hơn so với xe đẩy giúp nuôi dạy con thân thiết hơn, tương tác thuận tiện hơn và an toàn hơn, ở những nơi chật hẹp hay đông người bạn sẽ cảm thấy bất tiện khi dùng xe đẩy. Bạn cũng có thể mua một tấm thảm gấp gọn có thể sử dụng ngoài trời và tận hưởng cỏ cây, ánh nắng mặt trời cùng bé. 

Thảm trải sàn, là sản phẩm không quá đắt trên Shopee và cũng không quá nặng để đóng gói, cuộn lại so với những loại có kích thước lớn. Loại thảm trải sàn này ấm về mùa đông và mát về mùa hè, dễ vệ sinh và dễ sử dụng hơn rất nhiều so với loại tấm xốp ghép. Sau này bé có thể dùng làm tấm lót chơi đồ chơi, đọc sách tranh, có thể dùng làm thảm trải sàn, sử dụng được lâu dài.

Cho bé tập bò trên mặt đất, vì chỉ trên mặt đất, bé mới có đủ động lực để bò chăm chỉ. Thế giới trên giường quá nhỏ để có thể hấp dẫn bé và các mẹ luôn phải lo lắng về việc bé bị ngã. Lúc trước, bé nhà mình không chịu bò và la hét trên giường, cấc bà mẹ thường bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ và ngăn cản em bé trèo ra khỏi thảm trải sàn, nhưng điều đó là hoàn toàn không cần thiết. Bạn có thể lau sàn nhiều hơn, sợ không an toàn thì chắn chỗ nguy hiểm bằng thanh chắn chuyên dụng,…Hãy để bé tự do khám phá thế giới xung quanh nhưng không có nghĩa là bạn để bé chơi một mình, dù làm gì thì hãy luôn để mắt đến bé và cho bé tránh xa nhà bếp, nhà tắm.

Đừng nên mua những đồ chơi học leo trèo, đồ chơi điện,…Những thứ này chỉ gấy hứng thú cho các bé chỉ trong vài ngày. Trên thực tế, tất cả các đồ dùng trong nhà đều có thể thu hút bé. Một trong những mục tiêu chung của nhiều bé vào thời điểm này là dép của người lớn, các bé đều tỏ ra rất thích thú với những đôi dép của người lớn và chúng có thể ngồi hàng giờ để khám phá.

Trẻ thường thích gì vào giai đoạn biết ngồi và tập đi.

1. Trẻ sơ sinh thường thích mở và đóng nắp, cũng như đổ mọi thứ ra khỏi hộp, sau đó học cách đặt chúng vào. Các mẹ có thể chuẩn bị cho bé một số hộp, chai, lọ, nắp đậy, kem đánh răng,…

2. Ở giai đoạn này bé thường sẽ rất thích những món đồ gia dụng trong bếp như đĩa, chậu, bát, thìa, cốc,…Bạn có thể mua cho bé những vật dụng này bằng inox không có góc cạnh để đảm bảo an toan cho bé.

3. Một niềm yêu thích của bé đó chính là bút, màu tô và những trang giấy. Các bé có thể ngồi hàng giờ để vẽ những nét chữ nguệch ngoạc trên giấy hay vẽ lên tay thậm chí là lên mặt của mình hoặc tháo usb ra khỏi ổ cắm rồi tự cắm lại,…Hãy cho bé tự do làm những điều mà bé thích.

4. Những thứ như lược chải tóc, bút, bút lông, đũa…Đều là những thứ có mới lạ luôn thu hút sự chú ý của bé, nhưng hãy luôn chú ý đến bé tránh xảy ra tại nạn cho bé khi chơi.

5. Các bé cũng hay thích mở ngăn kéo và sau đó đóng nó lại, lấy tất cả những thứ bên trong ra để kiểm tra, chơi một lúc nếu bé cảm thấy thích và sẽ ném nó đi nếu không thích nữa.

6. Những thứ hình tròn như băng dính hai mặt, đĩa CD, đồng xu kỷ niệm, quân cờ,…Các mẹ có thể quay đồng xu trên bàn cho bé xem giúp bé phát triển khả năng nhận biết nhưng không nên đưa đồng xu cho bé vì rất có thể bé sẽ nuốt vào miệng rất nguy hiểm.

7. Một trong những trò chơi thú vị yêu thích của các bé là kéo thước dây. Bạn hãy cầm phần tròn của thước cuộn rồi để cho bé dùng ngón tay út kéo thước dây ra một lúc lâu, lắc mạnh vài lần rồi buông thước dây ra và để cho bé làm lại từ đầu.

8. Ống nhỏ giọt để cho ăn thuốc, bé có thể tập nhỏ từng giọt vào tay hoặc nhỏ lên túi nilong rồi nghe những tiếng tí tách vui tai. Các mẹ cũng có thể treo những khối nhỏ hình bán cầu và bán nguyệt được trên một chiếc bàn phẳng và chúng sẽ lắc lư từ bên này sang bên kia khi bé nghịch ngợm.

9. Công tắc đèn cũng là một đồ dùng nằm trong tầm mắt của bé bao gồm các nút cho đèn bàn và đèn trần,…Bé rất thích nhấn mở và tắt đi liên tục.

10. Bóng. Bé thích ném quả bóng bàn xuống đất và thích âm thanh nảy giòn tan của quả bóng bàn. Nhưng bé lại không mấy tỏ ra thích thú với những loại bóng massa, bóng gai, bóng chấm bi,…

11. Những gì bé thích làm là dọn sạch mọi thứ trên bàn và ném xuống đất, trèo lên tủ để chơi với đèn, dùng bút gõ vào cột đèn và thậm chí kéo cột đèn xuống để chơi, nhổ lá trong chậu hoa, thích dùng sức kéo mạnh chẳng hạn như kéo nắp ổ usb, kéo nắp cầm bút, kéo pít-tông của súng nước,…Thích gõ mạnh vào đồ vật, ném viên bi vào một lỗ có kích thước bằng nhau, thích giấu đồ vật chẳng hạn như ném đồ vật từ kẽ hở cạnh giường xuống đáy giường và sẽ nhếch mép cười thích thú.

12. Lắc mạnh: Phản ứng đầu tiên là lắc để xem liệu chúng có đổ chuông hay không, nhưng các bé lại không quan tâm đến lục lạc đồ chơi truyền thống chút nào, thích nhìn hình ảnh những đứa trẻ trên bìa tạp chí rồi cười khúc khích, các bé cũng thích những bức tranh nhỏ có các nhân vật dễ thương nhiều màu sắc.

Các mẹ hãy nhìn những thứ mà các em bé thích ở trên xem bao nhiêu là đồ chơi bán trên thị trường? Trong thời gian này, các bé hầu như đều không quá thích thú với những món đồ chơi mà bé chỉ tập trung khám phá những vật dụng trong nhà có xung quanh bé. Chỉ sau 1 tuổi các bé mới bắt đầu khám phá và chú ý đến những món đồ chơi được bày bán. Chính vì vậy mà các mẹ không nên mua quá nhiều đồ chơi trên thị trường cho bé vào thời gian này tránh tình trạng lãng phí.

Theo cá nhân, trong giai đoạn này các bạn nên những loại đồ chơi như quả bóng da nhỏ 5 inch, bóng bàn, các khối xây dựng bằng gỗ truyền thống (bạn có thể mua những khối cơ bản có chữ và số, nhưng đừng mua những khối cầu kỳ, chẳng hạn như khối xây lâu đài) và ô tô điều khiển từ xa có thể thu hút được bé.

Viết không dễ chút nào, nếu thấy có ích cho mình xin Follow, nếu có sai sót mong các bạn sửa cho.
Liên hệ
  • Fanpage : facebook.com/trolymuasam